Cúm gia cầm ở gà đã và đang xuất hiện ở một số nơi trên toàn cầu. Khi phát dịch sẽ phải tiêu hủy số lượng lớn gà bệnh cũng như gây tổn thất nặng nề cho người chăn nuôi. Ở bài viết sau đây, SV288 xin chia sẻ thêm về nguyên nhân, biểu hiện và những biện pháp phòng chống bệnh cúm ở gà.
Cúm gia cầm ở gà – Nguyên nhân phát bệnh
Cúm gia cầm ở gà là một loại bệnh truyền nhiễm do virus cúm A gây nên. Đây là một loại virus có thể lây nhiễm cho các loại gia cầm, một vài loại động vật có vú, thậm chí có thể lây lan sang con người. Tổ chức thú ý OIE đã liệt kê cúm gia cầm là loại có động lực cao trong bảng A.
Virus cúm gia cầm ở gà có hai chủng là typ H5N1 và typ H5N6. Ở thời kỳ trước, virut A chỉ gây bệnh và lây lan trong nhóm gia cầm, nhưng qua một thời gian biến đổi thì giờ đây nó có thể lây cho cả thủy cầm và nhiều loại khác. Cúm gia cầm ở gà lây lan rất nhanh, trong một thời gian ngắn có thể gây ra đại dịch nếu không dập tắt nhanh chóng.
Virus A sống trong các loài thủy cầm hoang dã như chim, vịt trời, cò,…. Những loài thủy cầm này thường di chuyển khắp mọi nơi tạo cơ hội cho dịch bệnh lây lan nhanh chóng và rất khó kiểm soát. Loại virus này sẽ phát triển mạnh ở nhiệt độ thấp, độ ẩm cao.
Những loài cảm nhiễm với bệnh cúm gia cầm ở gà như vịt, ngan, cút, chim, thủy cầm hoang dã,…. Ngoài ra, virus A còn có khả năng gây nên bệnh hô hấp ở cá voi, hải cẩu, chồn và chính con người. Đại dịch do virus A gây nên tạo ra những tổn thất về vật chất cũng như tinh thần cho người chăn nuôi.
Biểu hiện phổ biến khi gà nhiễm cúm
Cúm gia cầm ở gà khi phát bệnh sẽ có những triệu chứng rõ rệt mà người nuôi dễ dàng nhận thấy. Có 2 chủng virus đó là chủng nguy cơ cao HP và chủng nguy cơ thấp LP. Khi bị dính chủng HP thì dịch bệnh lây lan rất nhanh gây ra suy đa tạng dẫn đến gà chết hàng loạt một cách đột ngột. Chủng LP thì xuất hiện giống như bệnh hô hấp thông thường.
Những triệu chứng báo hiệu sự xuất hiện của bệnh cúm gia cầm là:
- Gà chết nhiều và đột ngột mà không có biểu hiện gì.
- Phần đầu, mào, mí mắt, ức, bên hông bị sưng phù.
- Sản lượng trứng giảm, vỏ trứng sờ thấy mềm, cũng có những quả trứng bị biến dạng móp méo.
- Ăn uống kém, thiếu sức sống, không linh hoạt, một số con có triệu chứng gà rù, xù lông.
- Có một số biểu hiện cúm rõ rệt như: tiêu chảy, ho, hắt xì, nước mũi chảy.
Biện pháp phòng chống virus cúm gia cầm ở gà
Virus cúm gia cầm ở gà lây lan chủ yếu từ các gia cầm bị bệnh, qua nguồn thức ăn, dụng cụ chăn nuôi. Người nuôi cần có những biện pháp phòng chống cúm hiệu quả.
Loại bỏ những yếu tố lôi cuốn động vật hoang dã đến gần
Để ngăn chặn nguồn lây truyền virus cúm gia cầm ở gà thì người nuôi cần dọn dẹp, loại bỏ những yếu tố có thể thu hút thủy cầm hay động vật hoang dã như:
- Loại bỏ những vũng nước xung quanh và trong khu vực chuồng trại. Không đi lại hay vận chuyển dụng cụ và thức ăn chăn nuôi ở những vị trí có nước đọng hoặc có sử lui tới của thủy cầm, động vật hoang dã.
- Không để thức ăn cho thủy cầm, động vật hoang dã lui tới, máng đựng thức ăn phải sạch sẽ, khu vực bảo quản thức ăn chăn nuôi phải được dọn dẹp liên tục, cắt bỏ cỏ hay trái cây rụng xung quanh chuồng trại.
- Rác thải phải được che chắn, để xa khu vực chuồng trại.
Dùng các biện pháp ngăn chặn động vật hoang dã xâm nhập
Lắp đặt hệ thống bảo vệ khu vực chuồng trại như lưới sắt, màng bảo vệ, hàng rào có đầu nhọn để ngăn chặn sự xâm nhập của thủy cầm, động vật hoang dã từ bên ngoài. Thường xuyên xịt gel chống côn trùng xung quanh chuồng trại.
Không để gà tiếp xúc ở nơi các loài chim trời hay lui tới
Nhốt gà ở trong chuồng trong những khoảng thời gian mà có nguy cơ cao. Nếu anh em ở SV288 nuôi gà chăn thả và không có chuồng riêng biệt thì người nuôi phải đảm bảo rằng nguồn nước hay thức ăn của gà không bị động vật hoang dã lui tới sử dụng.
Cúm gia cầm ở gà – Cách ly những chú gà chưa rõ bệnh
Trong quá trình chăn nuôi gà, nếu xuất hiện những triệu chứng gà bị bệnh thì nên cách ly chúng ngay lập tức. Đồng thời dọn dẹp, xịt khử trùng vị trí chuồng mà gà bệnh đã sử dụng trước đó.
Xịt thuốc, vệ sinh khử trùng chuồng trại thường xuyên
Để phòng cúm gia cầm ở gà thì người nuôi nên thường xuyên dọn dẹp chuồng trại sạch sẽ, sau đó xịt thuốc và vệ sinh khử trùng mọi ngóc ngách của chuồng trại. Đây là cách phòng chống virus cúm gà hiệu quả nhất cho người chăn nuôi mà SV288 muốn chia sẻ.
Trông coi đàn gà khi ra khỏi chuồng
Khi cho gà ra khỏi chuồng thì người nuôi phải theo dõi để tránh tình trạng gà đi lung tung vào những nơi có nguồn bệnh. Anh em ở SV288 nuôi gà nên để ý kĩ những đàn gà con, sở thích của gà con là di chuyển vào những nơi có vũng nước để nghịch phá, mà vũng nước đọng rất có thể có virus cúm A.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh cúm gia cầm ở gà mà SV288 muốn chia sẻ đến anh em. Nếu anh em muốn chăn nuôi gà hiệu quả thì nên tìm hiểu kỹ những bệnh liên quan đến gia cầm cũng như cách nuôi dưỡng mà các chuyên gia chia sẻ. Chúc anh em gặt hái được nhiều thành công trong quá trình chăn nuôi của mình.