Bệnh cầu trùng ở gà là căn bệnh thường xuyên xuất hiện tại các trại gà, đặc biệt hay xuất hiện ở mô hình chăn nuôi gà công nghiệp và nuôi dưới nền chuồng. Bệnh hiếm khi gây tử vong ở gà nhưng gây thiệt hại về mặt tài chính như gà chậm tăng cân, tốn cám, sử dụng nhiều thuốc thú y, sức đề kháng kém,… Trong bài viết này, SV288 xin chia sẻ đầy đủ thông tin về cầu trùng ở gà và cách phòng ngừa hiệu quả.
Bệnh cầu trùng ở gà là gì?
Bệnh cầu trùng ở gà là một loại bệnh thường gặp ở các chú gà nếu không chăm sóc kỹ. Bệnh cầu trùng hay còn được gọi với tên là Coccidiosis Avium. Theo nghiên cứu thì đây là một loại bệnh ký sinh trùng có tính truyền nhiễm cao.
Bệnh cầu trùng ở gà thường bùng phát mạnh vào mùa mưa hoặc khi có nhiệt độ thấp và ẩm ướt. Chú gà ở giai đoạn 2 đến 8 tuần tuổi rất dễ nhiễm loại bệnh này. Các nghiên cứu khoa học cho thấy thời gian ủ và tồn tại bệnh rất lâu, khi bị nhiễm sẽ rất khó khăn trong việc chữa trị dứt điểm.
Theo ghi nhận và thống kê của SV288 thì tại Việt Nam tỷ lệ gà nhiễm bệnh và chết ở mức ổn định, rơi vào khoảng 5 đến 20%. Khi các chú gà nhiễm bệnh cầu trùng ở gà sẽ kéo theo xuất hiện các bệnh lây truyền khác như tụ huyết trùng, bệnh dịch cúm,…
Hiện tại bệnh nhiễm rất dễ nhận biết nếu nắm vững các kiến thức liên quan đến bệnh và kết hợp quan sát kỹ. Bệnh cầu trùng ở gà sẽ có triệu chứng như bỏ ăn, uống nhiều nước, lông bị xù hoặc đi loạng choạng. Ngoài ra còn có các dấu hiệu riêng sau:
-
- Thể cấp tính: chú gà hay rụt cổ, ủ rũ, ít hoạt động, xoã cánh,… Phân có bọt vàng hoặc hơi trắng và bết dính ở hậu môn.
- Thể mãn tính: Chán ăn, thường bị ỉa chảy và phân sống hoặc màu vàng có lẫn máu. Quá trình tăng thể trọng chậm.
- Thể mang trùng: Thường xuất hiện ở gà lớn, vẫn ăn bình thường nhưng thỉnh thoảng sẽ ỉa chảy hoặc phân có lẫn máu.
Nguyên nhân của bệnh cầu trùng ở gà
Bệnh cầu trùng ở gà là một loại bệnh có nguyên nhân từ các loại ký sinh nguy hiểm. Các loại cầu trùng nguy hiểm thường sống ký sinh ở gà như: Eimeria necatrix sống ký sinh ở phần ruột non của gà và Eimeria tenella thì hay ẩn nấp trong manh tràng. Những cầu trùng này khi xuất hiện sẽ tạo ra triệu chứng tiêu chảy ra máu ở gà.
Ngoài 2 loại cầu trùng phổ biến trên thì còn có nhiều loại cầu trùng khác, bao gồm: E.brunetti, E.tenella, E. necatrix, E.acervulina, E. maxima, E. mitis, E.praecox, E. hagani, E. mivatis. Những loại cầu trùng này thường ký sinh trên nhiều vị trí ở hệ tiêu hóa của gà gây rối loạn đường ruột và tiêu chảy.
Những cách phòng chống bệnh cầu trùng ở gà
Bệnh cầu trùng ở gà tuy không gây tỷ lệ tử vong cao nhưng sẽ làm cho gà chậm phát triển dẫn đến tổn thất. Để phòng bệnh thì cần thực hiện một số biện pháp sau đây.
Phòng bệnh cầu trùng ở gà bằng thuốc tây
Một trong những cách mang lại hiệu quả nhanh chóng nhất chính là sử dụng thuốc tây y để điều trị và phòng chống bệnh trùng ở gà. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc để ngăn ngừa bệnh. Do đó, anh em có thể tìm hiểu và sử dụng cho chú gà của mình.
Theo khảo sát của SV288, một số thuốc kháng khuẩn hoặc nhóm nguyên sinh đã được sử dụng để ngăn ngừa bệnh cầu trùng trong suốt nhiều năm. Tùy thuộc vào giống của gà mà sẽ có các biện pháp ngăn ngừa khác nhau.
Anh em có thể sử dụng một số loại kháng sinh để trộn vào thức ăn của những chú gà. Liều lượng trộn cần được đảm bảo theo quy định của từng loại kháng sinh, Chủ gà có thể tham khảo các kháng sinh như: Chlortetracyclin, clopidol, meticlorpindol,….
Tiêm phòng vaccine cho chú gà
Tiêm phòng bằng vaccine giúp ngăn ngừa bệnh cầu trùng ở gà hiệu quả tối ưu và dài lâu. Từ khi gà còn nhỏ nên được tiêm phòng vaccin để tăng miễn dịch, ngoài phòng bệnh cầu trùng gà còn có thể miễn dịch với những loại bệnh khác.
Đối với cách phòng bệnh cầu trùng ở gà người nuôi sẽ tiết kiệm được chi phí thuốc sau khi phát bệnh. Đồng thời cũng giúp cho gà khỏe mạnh tự nhiên giảm thiểu những thiệt hại về chất lượng và số lượng.
Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vaccine thuộc các chủng khác nhau. Do đó đó khi lựa chọn vaccine anh em cần lưu ý việc xem xét kỹ lưỡng nguồn gốc và tác dụng của các chủng thuốc.
Phòng chống bệnh bằng cách vệ sinh thú y
Sử dụng một số biện pháp sinh học là cách phòng bệnh cầu trùng ở gà vô cùng hiệu quả mà SV288 muốn chia sẻ đến anh em nuôi gà. Những biện pháp này nhằm ngăn ngừa tối đa sự lưu trữ mầm bệnh và phát triển cầu trùng gà, bao gồm:
- Vệ sinh trong và ngoài chuồng trại, đảm bảo không gian nuôi được thoáng mát và sạch sẽ.
- Sử dụng các chất hỗ trợ hút ẩm nôi nôi gà. Xịt khuẩn thường xuyên quanh chuồng trại và trong noi nuôi gà.
- Sau mỗi đợt nuôi cần vệ sinh tổng quát xung quang và trong chuồng trại, sau đó thay lớp độn chuồng mới. Sau khi thông thoáng đảm bảo vệ sinh mới bắt đầu nuôi lứa tiếp theo.
- Phát quang bụi rậm và cỏ mọc xung quanh chuồng trại. xử lý rác thải tại khu vực cách xa chuồng trại để tránh tạo điều kiện ủ bệnh.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về bệnh cầu trùng ở gà. Hy vọng người chơi có thể nắm bắt được nguyên nhân, triệu chứng cũng như những phương pháp phòng chống bệnh hiệu quả. SV288 chúc anh em có thể nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, gặt hái được nhiều thành quả trong chăn nuôi. Nếu có thắc mắc xin hãy liên hệ trực tiếp nền tảng để được hỗ trợ nhé!